@import url( /include/gtl_sitegeneric.css ); @import url( /include/01.css ); @import url( /include/style.css );
Trách nhiệm của Tổ chức
1. Tổ chức phải nộp đơn Đăng ký chứng nhận có xác nhận của cấp có thẩm quyền và phải cam kết tuân thủ với tất cả các yêu cầu nêu trong Quy định này. 2. Tổ chức phải chuẩn bị tất cả những điều cần thiết cho hoạt động đánh giá, bao gồm việc cung cấp các tài liệu để đánh giá và cho phép truy cập tới tất cả các quá trình, khu vực, hồ sơ, cán bộ phục vụ cho mục đích chứng nhận ban đầu, giám sát, chứng nhận lại và giải quyết các khiếu nại. Khi có thể, Tổ chức đăng ký chứng nhận phải tạo điều kiện cần thiết cho quan sát viên tham gia đoàn đánh giá (ví dụ: chuyên gia tập sự hoặc chuyên gia của Tổ chức công nhận). 3. Tổ chức phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về hiệu lực của hệ thống được chứng nhận và thường xuyên duy trì hệ thống phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn áp dụng. 4. Tổ chức phải thông báo ngay cho TTKT về những vấn đề có thể ảnh hưởng đếnkhả năng của hệ thống quản lý trong việc tuân thủ phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn chứng nhận. Những vấn đề này bao gồm cả các thay đổi liên quan tới: a) Tình trạng pháp lý, thương mại, cơ cấu hay quyền sở hữu; b) Cơ cấu tổ chức và Ban lãnh đạo; c) Địa chỉ và các địa điểm hoạt động; d) Phạm vi hoạt động nằm trong hệ thống quản lý chứng nhận; hoặc e) Thay đổi lớn trong hệ thống quản lý và các quá trình. 5. Tổ chức được chứng nhận phải: a) Lưu giữ toàn bộ ý kiến phản ánh, khiếu nại liên quan đến hệ thống được chứng nhận và sẵn sàng cung cấp cho TTKT khi có yêu cầu; b) Tiến hành các biên pháp thích hợp để xử lý các khiếu nại và thiếu sót ảnh hưởng đến sự phù hợp với các yêu cầu chứng nhận; và c) Lưu trữ hồ sơ các biện pháp sửa chữa và hành động khắc phục đã thực hiện và kết quả đạt được. 6. Tổ chức phải có trách nhiệm sử dụng Giấy chứng nhận và Dấu hiệu chứng nhận theo đúng các quy định liên quan. Giấy chứng nhận và dấu hiệu chứng nhận được sử dụng trong các điều kiện sau: a) Dấu hiệu chứng nhận chỉ được sử dụng trên các tiếp đầu thư, phương tiện, tài liệu quảng cáo liên quan đến sản phẩm và dịch vụ đã được định rõ trong phạm vi chứng nhận; b) Không được sử dụng Dấu hiệu chứng nhận trực tiếp trên các sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm mà người tiêu dùng có thể nhìn thấy hay dưới bất kì hình thức nào khác có thể gây hiểu lầm rằng sản phẩm được chứng nhận phù hợp. c) Không được sử dụng Dấu hiệu chứng nhận trên phiếu kết quả thử nghiệm, báo cáo hiệu chuẩn hoặc kiểm định vì các tài liệu này được coi như là sản phẩm ở trong lĩnh vực này; d) Tổ chức được chứng nhận phải ngừng sử dụng Giấy chứng nhận và Dấu hiệu chứng nhận khi TTKT có văn bản tuyên bố rằng cách thức sử dụng như vậy có thể gây hiểu nhầm về đối tượng và phạm vi chứng nhận. Khi đó, tổ chức được chứng nhận phải ngừng tất cả công việc ám chỉ đến quyền được sử dụng Giấy chứng nhận và Dấu hiệu chứng nhận; và e) TTKT giữ quyền sở hữu Giấy chứng nhận và Dấu hiệu chứng nhận. Giấy chứng nhận và Dấu hiệu chứng nhận là không thể chuyển nhượng.
© 2003-2024 |