Trên thế giới hiện nay có hàng ngàn nhãn hiệu rượu vang các loại
. Tất cả các nhãn hiệu này đều có thể tạm phân ra làm 4 loại như sau:
Vang nổ (Sparkling)
Rượu khai vị (Appetizer).
Rượu dùng vơi bữa chính, trắng và đỏ (Table wine).
· Rượu tráng miệng (Dessert).
Việc phân loại rượu như trên nhằm giúp người tiêu dùng dễ dàng quyết định trong việc chọn lựa loại rượu thích hợp trong bữa ăn.
Nhiều nhãn hiệu trở nên nổi tiếng khắp thế giới bởi tên địa danh sản xuất, tên các giống nho chính và bởi phương pháp làm rượu của các nghệ nhân. Còn một số loại khác ít được biết đến hơn bởi khả năng sản xuất của vườn nho, tuy nhiên những loại rượu này cũng không kém phần ngon.
Sự phong phú của rượu ra đời nhằm đáp ứng sự đa dạng của các món ăn cũng như những “gu” rượu của người tiêu dùng trên thế giới.
Làm sao có thể chọn được một loại rượu thích hợp và ngon? Rất đơn giản: Phải thử rượu! Thử rượu được thể hiện qua 3 giai đoạn: Nhìn vào màu sắc của rượu, ngửi và nếm rượu.
Bước 1: Nhìn.
Để đánh giá bằng mắt thường thì màu sắc của rượu là một yếu tố quan trọng. Rượu vang khi ủ từ 3 đến 9 tháng thì có được màu sắc rực rỡ và trong suốt. Khi rượu vang được ủ lâu hơn thì có thể có chút cặn. Mỗi loại rượu vang đều có màu sắc riêng biệt mà chỉ qua kinh nghiệm chúng ta mới có thể đánh giá một cách trung thực.
Bước 2: Ngửi
Khứu giác có thể phân biệt được vài ngàn mùi khác nhau. Rượu là loại đồ uống phức tạp nhất vì nó có rất nhiều mùi và vị.
Để thưởng thức rượu có hai mùi quan trọng nhất là mùi trái cây và mùi hương của hoa.
Mùi trái cây: Mùi trái cây đặc trưng nhất mà chúng ta có thể ngửi được là mùi của nho tươi. Qua kinh nghiệm chúng ta có thể phân biệt được từng loại mùi của từng giống nho.
Hương của hoa: Các quá trình sản xuẩt rượu vang đã làm tăng thêm hương của hoa trong nho. Vang trắng và đỏ vì được ủ trong các thùng gỗ sồi lâu hơn các loại rượu khác nên đã có được hương thơm đặc trưng hơn.
Bước 3: Thử rượu
Trên nguyên tắc rượu vang có 4 vị khác nhau: Ngọt, chát, đắng và mặn. Tuy nhiên khi các vị này biến đổi chút ít thì không dễ có thể phân biệt chính xác từng vị.
Vị ngọt ( ngược lại là vị khô – Dry )
Nếu quá trình lên men được kết thúc sớm hơn thì lượng đường tự nhiên của nho sẽ lưu lại ở rượu vang. Ngược lại nếu lượng đường không lưu lại thì rượu vang có vị khô. Phần lớn rượu vang trắng và đỏ thuộc vào chủng loại khô. Nếu lượng đường lưu lại sau quá trình lên men thì rượu vang sẽ có được các vị ngọt.
Vị chát
Nho có chất acid tự nhiên của trái cây. Nồng độ acid của nho ngang với nồng độ của táo hoặc lê. Nếu quá chát thì sẽ tạo ra vị chua. Trong nhiều loại rượu thì lượng đường tự nhiên lưu lại sẽ tác động cùng với độ chát của acid để đạt được sự hài hoà.
Thông thường thì phần lớn vang trắng, vang nổ và một số ít vang đỏ đều có lượng acid lưu lại cao. Còn vang khai vị vang tráng miệng thì lượng acid lưu lại rất thấp.
Vị đắng.
Vỏ và hột của nho tiết ra một chất tanin. Chất tanin này chúng ta thường thấy ở trà và các loại cây khác. Trong vang đỏ lượng chất tanin được cảm nhận rất rõ điều này hoàn toàn ngược lại với vang trắng.
Nồng độ cồn.
Độ cồn là yếu tố chính để bảo quản lâu dài rượu vang, khác với nước trái cây sẽ dễ hỏng vì không có độ cồn. Nồng độ cồn của rượu vang biến đổi từ 6o đến 21o Thông thường các loại vang dùng cho bữa chính ( Table wine ) thì nồng độ cồn thay đổ từ 12o đến 13.9o. Khi thử rượu thì nồng độ cồn sẽ dễ cam nhận vì nó tạo ra một cảm giác ấm và dễ chịu ở ngay cổ họng. Nếu nồng độ cồn cao hơn thì cảm giác sẽ ấm hơn.
(nguồn: wines.vn wines.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=57)