Tác dụng của rượu vang
Rất hiếm người trên thế giới uống vang để được bảo vệ trước chứng nhồi máu cơ tim.
Nhưng tại chủ đề: Dinh dưỡng cho sức khỏe, kênh truyền hình Mỹ CBS từ năm 1991 đã trích dẫn những kết quả từ các cuộc nghiên cứu những thực phẩm không tốt cho sức khỏe đối với đàn ông Pháp và so sánh với những nghiên cứu tương tự ở Mỹ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, đàn ông Pháp hút thuốc nhiều hơn đàn ông Mỹ, chơi ít thể thao và dùng nhiều chất béo như bơ, pho-mát, thịt hun khói.
Tuy nhiên, người Pháp uống vang đỏ vào bữa trưa, lượng vang tiêu thụ nhiều hơn 10 lần. Và những người mắc bệnh nhồi máu cơ tim ít hơn từ 30 đến 50%.
Chất ta-nanh (là một loại axit) có tác dụng bảo vệ tim. Nó đẩy mạnh quá trình sản xuất protein HDL và làm giảm một lượng cholesterin nguy hiểm sản sinh từ protein LDL rất phổ biến.
Ở những thực phẩm chứa nhiều chất béo chúng bám chặt lấy thành tim và ngăn ô-xy, cản trở dòng lưu thông máu, đến khi các cơ tim bị mệt. Vang đỏ với hàm lượng lớn chất tananh đã ngăn ngừa được quá trình này. Ngày nay các bác sỹ thường khuyên nên sử dụng mỗi ngày 2 li vang (0,1l) đối với phụ nữ và 3 ly đối với đàn ông.
Thức nào rượu nấy
Đối với đồ ăn và rượu vang, thì độ mạnh của vị giác phải bổ sung cho nhau. Bữa ăn càng nặng, thì vang cần mạnh và nặng. Bữa ăn càng nhẹ, thì vang cần nhẹ hơn và yếu hơn (tươi, trái cây và nồng độ cồn thấp).
Thịt và nước sốt cũng quyết định loại rượu vang cần dùng. Nếu các món có thịt không dùng nước sốt, thì thịt sẽ quyết định cho việc chọn vang, nếu có nhiều hoặc không nhiều nước sốt lắm, thì nước sốt nhất định sẽ quyết định việc lựa chon rượu, chứ không phải thịt.
Nguyên lý là: vang trắng dùng với loại thịt sáng màu, vang đỏ dùng với loại thịt tối màu. Về cơ bản thì nguyên lý này đúng, nhưng nhiều trường hợp cũng không thể áp dụng.
Vang dùng đối với các món ngọt như món tráng miệng hoặc kem ngọt tốt nhất là loại vang ngọt cuối mùa (thường là loại vang nho muộn, ngọt, sâm banh nửa chát, rượu mùi ngọt).
Những loại vang ngon và có giá trị hơn thường được xếp dùng thứ tự theo chất lượng. Những loại rượu chất lượng thấp hơn dùng trước những loại cao. Một chủ nhà sành ẩm thực không nên dùng sâm banh khi bắt đầu, mà luôn dùng khi kết thúc một bữa ăn vui vẻ. Có thể nói, đó là sự lên ngôi của bữa tối.
Tương tự, nhiệt độ của rượu vang cũng ảnh hưởng đến mùi vị. Nếu vang có nhiệt độ quá thấp sẽ làm giảm cảm giác về thính và vị giác, nếu nhiệt độ quá cao sẽ lấy đi hết độ tinh khiết và làm người thưởng thức cảm thấy nhàm chán sau một vài ngụm. Khi ăn nhiều thực vật thì không nên uống vang cùng. Hãy thưởng thức vang vào những giờ phút có ý nghĩa.
Một số mùi hương cần biết
Những loại vang được sản xuất từ một vùng trồng nho sẽ có vị đặc trưng về độ thuần khiết của loại đó. Đặc biệt đối với vang trắng, đặc trưng về chủng loại là tiêu chí đánh giá chất lượng.
Người Pháp đã gọi đây là trò chơi tập thể của vị trí, đất và khí hậu vì hương thơm đặc trưng của một loại sẽ thay đổi từ vùng trồng nho này đến vùng khác. Ngay cả khi vang được chiết xuất ở cùng một vùng trồng nho, thì nhiều loại vang cũng chỉ giống nhau chút ít.
Vang trắng có các mùi hương đặc trưng sau:
- Chardonnay: Hương hạnh nhân, dưa bở, chanh, bưởi, chuối.
- Chenin Blanc: Hương táo, hạnh nhân, quít.
- Các hương liệu của gia vị: Hoa trà, nhãn, bồ đề, bánh mì.
- Gruener Veltiner: Hương ớt Đà Lạt, hạt tiêu.
- Pinot Blanc: Hương lê, trà.
- Pinot Gris: Khoai tây, bánh mỳ, hạnh nhân cháy, mỡ lợn muối.
- Riesling: Anh đào, mơ, dưa bở, xăng.
- Sauvignon Blanc: Ớt Đà Lạt, cà chua xanh, phúc bồn tử đen, dâu.
- Welschriesling: Táo, hương keo.
Còn đối với vang đỏ thì hương vị đa dạng hơn rất nhiều do được làm từ nhiều vùng trồng nho khác nhau. Vang Cabernet Chile, Sauvignon đặc trưng ở chỗ làm người ta nhớ đến một vị bạc hà hoặc bạch đàn - kẹo ngậm.
Những người uống vang kinh nghiệm có thể nhận ra Cabernet ở đặc điểm này. Một Cabernet vùng Bodeaux không bao giờ có vị bạch đàn, thay vào đó là gỗ bá hương.
Các mùi hương đặc trưng của vang đỏ là:
- Blauer Zweigelt: Nước đào, cẩm chướng.
- Blaufraenkisch: Ngũ da bì, Kon-fit-tuya anh đào, xạ hương, sôcôla đắng.
- Cabernet Franc: Dâu xanh, hạt tiêu xanh, nước ớt Đà Lạt, cỏ.
- Cabernet Sauvignon: Sơ ri, gỗ bá hương, tiêu Thuỵ Sỹ, cẩm chướng, bạch đàn.
- Merlot: Dâu, sơ ri, mận, xạ hương
- Pinot Noir: Ngũ da bì, mứt đào nhừ, mận, cẩm chướng.
- Pinotage: Anh đào chua, mận, chuối, tiêu, quế.
- Syrah (Shraz): Phúc bồn tử Thụy Sĩ, nấm củ, thịt, đồng thảo.
- Tempranillo: Dâu (quả mâm xôi), quất, gỗ đàn hương, xạ hương.
- Zinfandel: Phúc bồn tử Thụy Sĩ, nước mận, chuối, tiêu.
Bạn biết gì về nút chai vang?
Nhiệm vụ chính của nắp chai là đảm bảo tính nguyên bản của vang - thời cổ đại việc làm giả vang rất phổ biến. Ngoài ra nắp chai cũng làm giảm quá trình trao đổi giữa vang trong chai với môi trường bên ngoài. Cuối cùng nắp chai còn có thể bảo vệ rượu trước một sự phá hoại nguy hiểm: Mọt nút
Nút bấc là gì?
Nút bấc - là những tế bào đã chết của vỏ cây sồi chuyên dùng để làm nút bấc. Thành phần bên trong của tế bào là chất nitơ, còn vỏ tế bào là suberin. Suberin là một chất không thấm nước, chúng ngăn chất lỏng từ trong nút bấc chảy ra. Vì vậy chai được đóng bằng nút bấc rất thích hợp để làm chín muồi rượu vang. Ngoài ra nút bấc cũng có tính đàn hồi.
Nút bấc tự nhiên
Hầu hết các chai vang đều được đóng nút bấc tự nhiên. Vì nó được làm từ vỏ của sồi chuyên dùng làm nút bấc "Quercus suber", nên nó cũng là loại nút đắt nhất.
Nút bấc được ép chặt vào trong cổ chai, rất bền, mùi trung tính và là một sản phẩm của tự nhiên – cũng như vang. Những lỗi nút bấc đa phần bắt nguồn từ quá trình chế biến và bảo quản.
Trên 50% nút bấc chai xuất xứ từ Bồ Đào Nha. Một số ít từ Sardinien, Nam Phi, Tây Ban Nha và Pháp. Tuy nhiên do ngành sản xuất rượu vang phát triển không ngừng nên vật liệu làm nút bấc đang ngày càng trở nên khan hiếm./.