Nhìn vào cuốn Encyclopedia of wines and spirits
(Bách khoa từ điển về rượu vang và rượu manh ) do Alexis Lichine biên soạn năm 1967 , ta thấy nó chỉ tập trung phần lớn vào Âu Châu.
Ngành sản xuất rượu vang ở các nước bên ngoài Âu châu như Mỹ, Úc, Chile tuy cung co được giới thiệu, nhưng vì còn non yếu nên không thể so với các quốc gia kỳ cựu đã lừng danh . Đến như New Zealand thì chỉ được đề cập thoáng qua, và được dành một trang rưỡi trong tác phẩm dày 716 trang của vị tiền bối rất có thẩm quyền này.
So sánh nó với cuốn Encylopedic Atlas ò wine xuất bản năm 2004, ta thấy một sự đổi mới hết sức rộng lớn.
Ngày nay , công nghiệp rượu vang ở Mỹ và Úc châu đã bột phát tới mức gần như về lượng.RƯợu Mỹ đã nhiều lần đánh bại những chai rượu danh tiếng nhất của Pháp trong các cuộc thi quốc tế.Rượu Chile, Argentina, Úc và cả Nam Phi nữa đang chinh phục được người tiêu thụ ở khắp nơi vì vừa ngon vừa rẻ.
Các vùng làm rượu mới nổi này tiếp tục xâm chiếm thị trường rượu vang thế giới ngày càng nhiều hơn, khiến cho số bán của rượu vang Pháp nói riêng và rượu Âu châu nói chung bị thu hẹp dần.Tổng số các nhãn hiệu rượu vang trên thị trường đã tăng từ vài ngàn vào năm 1960 lên tới gần 200.000 hiện giời. Vì những biến chuyển mau lẹ không ngờ đó nên bản đồ ruợu vang thế giới ngày nay đã khác xa với thời kỳ ba bốn chục năm về trước.
Muốn giới thiệu cho đầy đủ mỗi quốc gia và vùng sản xuất rượu vang trến tấm bản đồ mới được vẽ lại đó thì cần phải viết cả một cuốn sách dầy ít nhất cũng nghìn trang.Vì vậy, trong khuân khổ chương này, sự trình bày sẽ chỉ có tính cách đại cương, để người đọc có một vài ý niệm cơ bản về những vùng quan trọng nhất.
Quan trọng nghĩa là các quốc gia đó chẳng những sản xuất được nhiều rượu vang có phẩm chất tốt mà còn bán ra cho các nước ngoài một số lượng đáng kể để khách tiêu thụ ở nhiều nơi đều có thể tìm mua được chai rượu của họ.Trên thế giới hiện giơi có 11 quốc gia hội đủ những điều kiện như vậy , mặc dù rất khó nói nước nào “quan trọng “ hơn nước nào , như ta thấy theo những thống kê sau đây :
Nếu nói là “quan trong” vi diện tích đất trồng nho lớn nhất thì phải theo thứ tự này : Tây Ban Nha , Pháp Ý, Thổ Nhĩ Kỳ , Trung Quóc, Mỹ , ỉan , Bồ Đào Nha,Romania, Argentina, rồi mới đến Chile và Úc.
Nếu ta so khối lượng sản xuất rượu vang, thì thứ tự sẽ là : Pháp – Ý (tùy năm), Tây Ban Nha , Mỹ , Argentina, Úc, Trung QUốc, Đức ,Nam Phi, Chile, Bồ Đào Nha….
Nếu lấy mức tiêu thun để sắp hạng : Pháp-Ý(tùy năm) Mỹ, ĐỨc, Tây Ban Nha,Trung Quốc,Argentina, với Úc đứng hạng 11 , Bồ Đào Nha 12 và Nam Phi 13
Và các thống kê này (của world trade data& Analusis) thay đổi thường xuyên ,Thí dụ , chỉ trong 5 năm qua Trung Quốc đã gia tăng diện tích đất trồng nho 120% và được sắp hạng thứ tư, sau thổ nhĩ kỳ .NHưng tôi đã chon không giới thiểu cả 2 quốc gia này vì rất ít chai rượu của họ được bán ra ngoại quốc , nên ta chưa cần biết đến họ .