Quản trị kinh doanh về thực chất là việc quản lý và tác động lên các con người có liên quan đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp (con người trong doanh nghiệp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, bạn hàng, viên chức các cơ quan quản lý vĩ mô v.v...); mà đặc điểm cốt lõi của con người là ở chỗ con người có tâm lý (niềm tin, lý tưởng, tình cảm, nhu cầu v.v...) do đó, không nắm bắt được tâm lý con người thì doanh nghiệp khó có thể thành công.
Trong hoạt động kinh doanh, nhà kinh doanh phải nắm bắt được tâm lý, thị hiếu của người tiêu dùng, phải biết được tâm lý khách hàng, phải biết được các quy luật của tâm lý cá nhân để quảng cáo, tác động phù hợp dẫn tới quyết định mua hàng. Tất cả những điều đó nói lên sự cần thiết của việc tìm hiểu những qui luật tâm lý con người. Dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu một số hiện tượng tâm lý cá nhân cơ bản và các qui luật của chúng.
MỤC LỤC:
Chương I. Mở đầu
I. Sơ lược về các hiện tượng tâm lý
II. Tâm lý học và tâm lý học QTKD
III. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của TLHQTKD
IV. Vận dụng các phương pháp tìm hiểu tâm lý con người trong hoạt động QTKD
Chương II. Những hiện tượng tâm lý cá nhân
I. Hoạt động nhận thức
II. Tìm cảm - ý chí
III. Ngôn ngữ
IV. Nhân cách và các phẩm chất của nhân cách
Chương III. Tập thể - Đối tượng quản trị
I. Khái niệm về nhóm và tập thể
II. Cơ cấu tâm lý - Xã hội của tập thể
III. Các giai đoạn phát triển của tập thể
IV. Những yếu tố tâm lý tập thể cần lưu ý trong QT
Chương IV. Tâm lý trong hoạt động quản trị
I. Vị trí, chức năng và đặc điểm nghề ngiệp của nhà QT
II. Những phẩm chất cần thiết của nhà quản trị
III. Những khía cạnh tâm lý của uy tín nhaà QT
IV. Nhà QT và các kiểu lãnh đạo cơ bản
V. Tâm lý trong quá trình ra quyết định và thực hiện các quyết định QT
Chương V. Tâm lý trong hoạt động kinh doanh
I. Đặc điểm nghề nghiệp và nhửng phẩm chất KD
II. Tìm hiểu tâm lý thị trường
III. Hành vi tiêu dùng
IV. Tâm lý trong các chiến lược Marketing
V. Tâm lý của các nhóm khách hàng khác nhau
Chương VI. Giao tiếp trong quản trị và kinh doanh
I. Khái quát về hoạt động giao tiếp
II. Các phương tiện giao tiếp
III. Những yếu tố tâm lý cần chú ý trong giao tiếp
IV. Một số hình thức giao tiếp trong kinh doanh
V. Đàm phán trong kinh doanh